Tuyệt chiêu để tránh bị “chặt chém” khi đi du lịch

Hoặc khi tới các khách sạn, nhà nghỉ, bạn có thể hỏi thăm các lễ tân, bảo vệ để có được những thông tin chính xác và thiết thực nhất.
1
Tìm hiểu kỹ về địa điểm đến trước khi đi

Trước khi bạn và gia đình bắt đầu một kỳ nghỉ dài ngày, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về tất cả thông tin trên mạng, diễn đàn liên quan đến địa điểm của chuyến du lịch. Từ giá cả đến chất lượng phục vụ và các địa điểm vui chơi giải trí tại đó để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Chú ý theo dõi những ý kiến, bình luận, chia sẻ của những người đi trước về địa điểm mà bạn và gia đình dự kiến sẽ đến. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là hỏi ý kiến trực tiếp từ bạn bè, lắng nghe ý kiến của các hướng dẫn viên du lịch để có thể lựa chọn một địa điểm nghỉ ngơi phù hợp nhất với gia đình và không lo bị chặt chém trong quá trình du lịch.

2
Giữ bình tĩnh khi bị “chặt chém”

Nếu bạn không biết rõ về giá tiền cũng như xuất xứ của các đồ vật, đặc sản tại nơi du lịch thì bạn sẽ trở thành “miếng mồi béo bở” cho các chủ cửa hàng, quán ăn “chặt chém”. Trong trường hợp bạn cùng gia đình hay đoàn du lịch gặp phải tình hướng này, cách tốt nhất là bạn nên xử lý một các bình tĩnh, bằng cách yêu cầu gặp chủ cửa hàng và đề nghị giải trình về điều bất thường đang xảy ra. Việc giữ bình tĩnh sẽ giúp sự việc được giải quyết một cách nhẹ nhàng hơn, và ngược lại mất bình tĩnh chỉ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Một điều cần lưu ý trong quá trình nói chuyện với các chủ cửa hàng, là bạn hay những người thân hãy cố gắng ghi âm hay chụp hình lại cuộc nói chuyện này. Đây sẽ là bằng chứng để bạn cung cấp cho các cơ quan quản lý địa phương hoặc công an trong trường hợp không thể thương thuyết với chủ quán.

Có rất nhiều trường hợp du khách bị chặt chém nhưng lạị “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vì ngại xô xát và tâm lý muốn trả tiền rồi đi cho xong chuyện. Chính điều này đã gián tiếp khiến cho việc khách du lịch bị ép giá ngày càng phổ biến hơn.

Cách tốt nhất là bạn nên ghi lại số điện thoại hay đường dây nóng của các cơ quan chức năng địa phương nơi bạn du lịch. Bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của họ, trong trường hợp bị chặt chém có thể dẫn đến các vụ ẩu đả, xô xát nghiêm trọng.

3
Không nên đi theo “cò”

Hầu hết ở các điểm du lịch đều có “cò” nên bạn nhất định phải thật tỉnh táo để tránh bị “cò” dụ dỗ. “Cò” là yếu tố giúp cho các chủ quán ra sức “chặt chém” khách du lịch. Có rất nhiều loại “cò” từ “cò” xe ôm, “cò” taxi, “cò” khách sạn, “cò” quán ăn, “cò” các shop… Vì đã được thỏa thuận trước về số tiền bo khi “câu được khách” nên các “cò” thường ra sức chèo kéo khách bằng mọi giá. Trong những trường hợp đó, bạn nên cẩn thận vì có nhiều trường hợp khách bị “tiền mất tật mang” vì cò.


Tốt nhất để tránh được những “máy chém” này, du khách nên sử dụng dịch vụ của các hãng, thương hiệu đáng tin cậy. Bạn có thể tham khảo bạn bè, internet về những địa điểm du lịch nổi tiếng, những quán ăn ngon hay những cửa hàng lưu niệm đẹp. Hoặc khi tới các khách sạn, nhà nghỉ, bạn có thể hỏi thăm các lễ tân, bảo vệ để có được những thông tin chính xác và thiết thực nhất.

4
Chọn những nhà hàng quán ăn được niêm yết sẵn về giá cả

Để tránh trường hợp bị chặt chém, bạn nên chọn những nhà hàng, quán ăn đã được niêm yết sẵn về giá cả. Trước khi gọi món, hãy xem kỹ giá tiền, nếu giá đắt hơn giá đã được niêm yết bạn nên hỏi rõ lý do. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi kỹ về các phụ phí “trên trời” có bị tính kèm không như tiền ghế ngồi, tiền ô che nắng (nếu ngồi ngoài sân), tiền khăn giấy, thuế, phí phục vụ…

Không nên đặt sự tin tưởng vào hóa đơn của các nhà hàng, bởi không phải ai cũng thật thà. Đặc biệt là với những dịch vụ ăn uống thì bạn càng cần phải cảnh giác cao. Nhiều nhà hàng sẽ lợi dụng khi lượng khách đông, số lượng món nhiều để khai khống thêm vài món ăn trong hóa đơn của bạn, vì họ cho rằng bạn sẽ không thể nhớ được hết số lượng và giá cả từng món ra sao. Chính vì vậy, để tránh mất tiền oan, trước khi thanh toán hãy rà soát lại một lượt hóa đơn, kiểm tra các món mình đã gọi xem có trùng khớp với hóa đơn hay không.

Ngoài ra, bạn có thể dùng điện thoại, các phần mềm công nghệ để chụp lại menu và hóa đơn thanh toán, phòng trường hợp có sự cố xảy ra. Những bức hình minh họa món ăn ít hay nhiều, chất lượng ra sao có vẻ như vô nghĩa nhưng khi được sử dụng để đăng lên các diễn đàn trong tình huống bạn bị chặt chém, nó lại có hiệu quả bất ngờ.

5
Chú ý quan sát khi thanh toán tiền cho nhân viên

Để hạn chế tình trạng bị chặt chém bạn có thể lựa chọn những quán ăn hay nhà hàng cho phép thanh toán trước, nhờ vậy bạn có thể yên tâm thưởng thức món ăn và không phải nín thở khi nhận hóa đơn.

Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, cần kiểm tra kỹ số tiền thừa được trả lại, bới có rất nhiều trường hợp chủ nhà hàng sẽ lợi dụng việc du khách không để ý hoặc không thân thuộc ngoại tệ (trường hợp du lịch nước ngoài) để trả lại những tờ tiền giả, sờn hay rách.

Trong trường hợp thanh toán bằng thẻ, bạn nên hạn chế tối đa việc đưa thẻ của mình cho người khác quẹt và khuất tầm quan sát. Cố gắng quan sát kỹ nhưng thật lịch sự khi nhân viên nhà hàng quẹt thẻ của bạn. Đối chiếu giá tiền trên hóa đơn và số tiền bạn bị trừ có khớp nhau hay không. Việc này luôn luôn không thừa.

6
Không nên mang nhiều tiền, trang sức

Khi đi du lịch, lời khuyên tốt nhất dành cho du khách là không nên mang theo nhiều tiền mặt, trang sức và tư trang. Bạn chỉ nên mang theo những thứ cần thiết nhất, càng gọn nhẹ càng tốt.

Nếu mang theo nhiều tiền mặt, bạn nên chia ra cất nhiều nơi phòng khi bị mất cắp. Tốt nhất, bạn nên đem theo thẻ tín dụng kèm theo một ít tiền mặt để tiêu dùng, ăn uống, khi cần thì rút sau cho an toàn.

7
Không ngại mặc cả

Điều cần thiết khác khi bạn đi du lịch là không ngại mặc cả. Thông thường các du khách là nam giới có thể ngại trả giá nên họ thường mua sản phẩm đắt hơn và người bán cũng không tiếc ra giá cao. Còn phụ nữ nên lưu ý để có thể đưa ra giá phù hợp để có thể sở hữu món đồ ưng ý.

Ở một số nơi, bạn phải trả giá giảm 50-70% so với giá người bán, nhưng có nơi chỉ cần giảm 10-20%,… Nếu bạn không tinh ý sẽ rất dễ bị mua món hàng với giá “trên trời” và rơi vào cảm giác đang bị lừa.

8
Lưu những số điện thoại phòng thân

Bạn hãy lưu trong danh bạ những số điện thoại khẩn cấp để phòng trường hợp cần gọi tới. Những số điện thoại bạn cần là: Đường dây nóng phản ánh về tình trạng du lịch của địa phương, cảnh sát khu vực, khách sạn nơi bạn trọ… để phòng lúc bị trộm cắp, quấy rối hay bị bắt cóc.

9
Kết thân với người địa phương

Nếu như bạn có người thân hoặc bàn bè sống tại nơi bạn sẽ đến du lịch thì đây quả là một điều tuyệt vời, bời bạn sẽ không phải lo bị chèn ép khi đi cùng họ. Trong trường hợp, không có người thân bạn hãy chủ động làm quen với mọi người hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chủ khách sạn, tài xế xe để được tư vấn những nơi nên đến hoặc không nên đến, cách mua bán và trả giá, bạn cũng có thể nhờ họ đi cùng khi mua sắm nếu họ cảm thấy không ngại.

Ngoài ra, bạn có thể quan sát cách những người địa phương mua đồ và trả giá để học theo, chứ không nên vội vàng mua hàng ngay. Một lưu ý nhỏ là bạn đừng thể hiện mình là khách du lịch bởi nó sẽ khiến bạn bị chú ý và trở thành “nạn nhân” để người bán tha hồ chặt chém. Đồng thời, với những người bán hàng, hầu hết họ đều có suy nghĩ khách du lịch có nhiều tiền và thích mua sắm nên cứ thoải mái mà hét giá. Vì vậy, hãy chứng tỏ rằng mình là người bản địa với những sự hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa, tập tục ở vùng đất nơi bạn đến, bạn sẽ tránh được tình trạng bị đôn giá.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *